[tintuc]
Mùa đông cũng đã đến,đây là thời điểm chú chim rất yếu.Phải chống chọi với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C,tùy theo vùng miền mà nhiệt độ cao hay thấp. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để các loại rận mạt, virus sống ký sinh trên chim chào mào. Nên ngoài việc giữ ấm cho chim, còn phải vệ sinh lồng cóng đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chú chim. Những bệnh của chim chào mào vào mùa đông thường gặp nhất.

Những phương pháp phòng bệnh cho chim chào mào vào mùa đông
Những phương pháp phòng bệnh cho chim chào mào vào mùa đông

1.Chim chào mào bị xù lông, ủ rủ.


Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân,có thể chim mới thay lông xong, do thiếu chất. Thông thường chim chào mào bị xù lông do thời tiết lạnh kéo dài, chim thiếu nắng.

Để trị chim xù lông thì phơi nắng thường xuyên,vào những ngày có nắng thì nên phơi cho chim khoảng 4 – 5 tiếng ( nắng vào mùa đông khỏi sợ chim bị nóng quá). Vào ban đêm thì tìm nơi nào ấm nhất để treo chim và trùm kín áo lồng lại, vào những ngày giá rét nên gắn thêm bóng đèn tròn công suất khoảng 60 – 75w gắn phía trên chỗ treo chim để sưởi ấm cho cả giàn chim.

2.Chim chào mào bị trúng gió


Khi chim bị trúng gió độc, treo chim nơi hướng gió lùa hoặc nhiệt độ giảm xuống đột ngột làm cho chim ủ rủ, đứng một chỗ, thậm chí không đậu được mà đứng dưới đáy lồng.

Khi gặp trường hợp này thì anh em dùng dầu gió bôi vào dưới nách ( dưới 2 cánh chim ) và bôi dưới chân chim. Đồng thời tháo luôn cầu chính, cho thức ăn và nước xuống dưới cho chim. Nếu chim không ăn được thì phải đút cho chim ăn.

3.Chim chào mào bị ngứa ngáy, rỉa lông.


Khi thấy chim có dấu hiệu rỉa lông liên tục,tự cắn vào lông mình, lông cánh, lông mới mọc ra bị sâu, chim trở nên còi cọc, ít linh hoạt hơn là dấu hiệu các loại ký sinh trùng đang sống trên chim.

Cho chim tắm bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nhỏ 2 giọt dầu gió vào cho chim tắm để diệt các loại rận mạt sống trên chim

Như mình nói ở trên nhiệt độ 10 – 25°C rất lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển nên cần thường xuyên vệ sinh lồng, bố lồng. Dùng chai xịt côn trung xịt vào đáy lồng, cho dầu gió xuống dưới đáy lồng để xua đuổi các ký sinh trùng. Ngoài ra có thể thay cầu đang xài bằng cầu gỗ xoan cũng là cách phòng rận mạt rất hiệu quả.

4.Chim chào mào bị ho, ỉa chảy cũng gặp phải nhưng rất ít khi gặp vào mùa đông, bệnh này thì gặp quanh năm.

Nguồn: Giá lồng chim.
Tag: Kỹ thuật nuôi chim cảnhLồng chim biên hòaLồng chim chào màoChim chào màoBán lồng chim Biên Hòa, Lồng chim đẹp, Long chim.
[/tintuc]

BACK TO TOP