[tintuc]
Phân biệt chim chào mào trống mái

Chào mào khá dễ phân biệt trống mái ngay từ lúc còn non, đối với những người chơi chào mào lâu năm thì càng dễ phân biệt trống mái hơn nữa. Sau đây gialongchim xin giới thiệu đến các bạn các kỹ thuật phân biệt chào mào trống mái.

Cách nhận biết chim chào mào mái:

Chim chào mào mái thường thì nó nhỏ hơn trống (to chỉ = khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi). Chim mái thường có đầu nhỏ, mào thấp, cui chứ không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng nó nhìn mảnh mai. Lông chim mái thường mềm và mịn hơn chim trống. Sắc mặt chim mái thường thì nhìn nó hay ngơ ngơ ngác ngác. Trong bầy mà có con nào lúc đứng một chỗ mà hay nhìn ngang nhìn dọc thì rất nhiều khả năng đó là phái yếu. Cảm giác chung khi nhìn vào một con chim mái là: nhỏ con, gọn gẽ, ít nhảy nhót nhưng hay nhìn dáo giác, đặc biệt là nhìn nó hiền hiền tội tội.

Bạn bắt con chim ra, cầm nó trong lòng bàn tay, hướng bụng nó xuống đất, để cho nó thả lỏng rồi bạn bất ngờ lật ngửa bụng nó lên:
- Chim chào mào mái thì khi bị lật ngửa ra như vậy, nó chỉ hơi rụt đầu vào một tý, thế thôi, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn, không có phản ứng.

- Chim chào mào trống thì nó sẽ cố rướn đầu ra để lấy thăng bằng, đồng thời bộ đuôi của nó xòe rộng ra.

- Chim ít lông đuôi quá, hoặc chim non thì nó chỉ hơi bung đuôi ra thôi, không xòe hẳn thì phải làm thế nào ?

– Bạn nhìn cặp mắt con chim, mắt chim mái thì tròn vành vạnh, mắt chim trống thì méo hơn, phần dưới mi mắt vẫn tròn đều bình thường, nhưng phần vành trên của mi mắt nó bằng ngang (hoặc méo lõm hẳn xuống – nếu chim còn lửa rừng). Nhìn vành mi mắt của chim trống nó không tròn đều như vành mi mắt chim mái.

Các xác định trên xác xuất xác định đúng trống – mái là 95%, 5% hỏng ăn là do bạn thao tác sai, lật chim gây mất thăng bằng không đúng cách (bạn cầm chắc quá, con chim chưa thả lỏng, không bị bất ngờ …), bạn nhìn nhầm: tròn ra méo, méo ra tròn....

Một số cách đơn giản khác mà lại có xác suất chọn được chim trống cao là:
Chim chào mào trống
Chim chào mào trống
Chim chào mào trống có cộng lông mao ở phái sau cổ dài, như 1 dạng râu của đàn ông, chào mào mái rất hiếm có sợi lông như thế này

+ Xem cái tách đỏ của nó: em trống sẽ có tách to hơn em mái.- >cách này không hoàn toàn chính xác. Thực tế có em mái nhưng tách đỏ vẫn to như em trống.

+ Xem phần lông đầu phía sau, nếu em trống lông đậm hơn em mái. -> cách này được nhưng khó phận biệt vì đâu có em mái để sẳn mà so sánh.

+ Xem cái đầu , em trống có đầu to hơn em mái. -> cách này cũng không hòan tòan chính xác, thực tế có em mái cái đầu vẫn to.

+ Xem tướng chào mào, nếu chim trống tướng sẽ to và dài đòn-> cách này được nhưng khó so sánh. Cho nên khi xem nên cố gắng quan sát thật kỹ để khỏi phải chọn lầm.

+ Xem lông mào, nếu con trống thì lông mào ca cũng khó so sánh, vì chim bổi đâu phải lúc nào cũng còn nguyên vẹn như ở ngoài tự nhiên. Do quá trình vận chuyển có thể làm chim rụng bớt 1 số lông mào, lông cánh, lông đuôi.

+ Phân biệt = cách xem lưỡi, xem phần cuối đoạn lưỡi có 2 chấm đen trở lên là chim trống-> cách này cũng không hoàn toàn chính xác, thực tế có con trống không có chấm đen nào, có con mái 2-3 chấm đen.

+ Xem phần lông tơ phía sau gáy. Nếu là con trống thì phần phía sau gáy đầu của chim sẽ có vài cọng lông tơ (tóc) dài hơn phần lông đầu bình thường. Khả năng chim trống là rất cao. Ngòai ra ta nên kết hợp xem phần lông tơ sau gáy đầu với các biện pháp phân biệt ở trên để có tỷ lệ chọn chim trống là cao nhất.

+ Còn cách phân biệt chào mào mái với tỷ lệ hầu như lên đến 99% là nghe giọng hót của nó. Em trống hót giọng dài, nhiều giọng, đảo giọng. Còn em mái chỉ hót wit ...wiu,wit wit wit. giọng ngắn hơn khoảng chừng 3 - 4 âm nhưng siêng hót

Phân biệt chào mào trống và mái qua lông má đỏ

Kích thước:
Chiều dài của lông đỏ ở má.
Chiều dài của lông cánh.
Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 - 85 mm), dáng nhỏ con.
Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 - 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.

Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.
Phân biệt chim chào mào trống mái
Phân biệt chim chào mào trống mái

Nhìn thật kỹ ảnh con chào mào trống dưới đây, bạn sẽ thấy những sợi lông đỏ trên má dài hơn.

Độ tuổi của chim chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh "mơn mởn" còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như "bị khô" xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự "xơ xác" của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí như ảnh minh họa dưới đây.

Nguồn: Giá lồng chim.
Tag: Kỹ thuật nuôi chim cảnh, Lồng chim biên hòa, Lồng chim chào mào, Chim chào mào, Bán lồng chim Biên Hòa

[/tintuc]

BACK TO TOP